TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: GDCD 12
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (4,0 điểm).
Vietbao.com ngày 7/12/2012 trong bài “Đạo đức kinh doanh và vai trò của cộng đồng” có đoạn viết: “… Nước tương có chứa chất 3-MCPD vượt mức cho phép, sữa bột giả sữa tươi, taxi có đồng hồ tính cước bị đứt và không còn niêm chì… đang là những vấn đề gây xôn xao dư luận. Phải chăng vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua “đạo đức kinh doanh”” ?
Vận dụng các kiến thức kinh tế đã học em hãy lí giải hiện tượng đó.
Câu 2 (5,0 điểm).
Để góp phần xây dựng, định hướng lí tưởng sống cho thế hệ trẻ, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp – sống có ích”.
Là chủ nhân tương lai của đất nước em có suy nghĩ gì về nội dung trên?
Câu 3 (5,0 điểm).
Trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 4 (3,0 điểm).
Sau khi giáo viên bộ môn công bố danh sách học sinh được tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12, Linh nói: “Tại sao các bạn đó được tham dự còn mình thì không, thật là bất bình đẳng”.
Em có đồng ý với ý kiến của Linh không? Vì sao?
Câu 5 (3,0 điểm).
Hưởng ứng tháng An toàn giao thông năm 2012, sau hai tuần ra quân, lực lượng cảnh sát giao thông thành phố Vinh đã lập biên bản xử lý 891 phương tiện, tạm giữ 58 phương tiện với tổng số tiền xử phạt trên 775 triệu đồng.
(Theo số liệu Ban ATGT công an thành phố Vinh)
1. Việc cảnh sát giao thông xử lí vi phạm là biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật? Trình bày hiểu biết của em về hình thức thực hiện pháp luật đó.
2. Học sinh cần phải có trách nhiệm như thế nào khi tham gia giao thông?
– – Hết – –
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
1.
(4,0đ)
Vietbao.com ngày 7/12/2012 trong bài “Đạo đức kinh doanh và vai trò của cộng đồng” có đoạn viết: “… Nước tương có chứa chất 3-MCPD vượt mức cho phép, sữa bột giả sữa tươi, taxi có đồng hồ tính cước bị đứt và không còn niêm chì… đang là những vấn đề gây xôn xao dư luận. Phải chăng vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua “đạo đức kinh doanh”” ?
Vận dụng các kiến thức kinh tế đã học em hãy lí giải hiện tượng đó.
Nêu được khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
0.50
Trình bày một vài nét về thực trạng cạnh tranh nói chung…
0,50
Chỉ ra được đây là một trong những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.
0,50
Nêu được mặt hạn chế của cạnh tranh:
– Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức…
– Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn đã không trừ những thủ đoạn phi pháp, bất lương…
– Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường…
1.0
Rút ra được kết luận: Các doanh nghiệp trên vì lợi ích cá nhân đã dùng mọi thủ đoạn để thu lợi bất chính gây tổn hại đến người tiêu dùng, vi phạm đạo đức trong kinh doanh.
0,50
Nêu được các biện pháp của Nhà nước để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh: Nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội thích hợp…
0,50
Liên hệ trách nhiệm bản thân trước các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh…
0,50
2.
(5,0đ)
Để góp phần xây dựng, định hướng lí tưởng sống cho thế hệ trẻ, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp – sống có ích”.
Là chủ nhân tương lai của đất nước em có suy nghĩ gì về nội dung trên?
Quan niệm về sống đẹp – sống có ích:
– Sống đẹp: Là sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ..
0,25
– Sống có ích: Là sống vươn lên đáp ứng lợi ích chính đáng, hợp pháp của bản thân, gia đình, xã hội.
0,25
– Sống đẹp – sống có ích là sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, làm những việc có ích cho cuộc sống cộng đồng.
0,25
– Sống đẹp là sống có ích, sống có ích là sống đẹp.
0.25
Thực trạng:
– Sống đẹp – sống có ích là lối sống phổ biến của thanh niên hiện nay.
0.50
+ Có tinh thần yêu nước, có ý chí vươn lên đưa đất nước đi thoát khỏi nghèo nàn.
0.25
+ Có lối sống lành mạnh, văn minh; thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qui ước của cộng đồng.
0.25
+ Không ngừng nâng cao trình độ, tích cực tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng…
0.25
Sống đẹp – sống có ích được xã hội kính trọng, là lối sống mà thế hệ trẻ đang nỗ lực phấn đấu…
0,25
– Một bộ phận nhỏ còn có lối sống “chưa đẹp”: Sống không có lý tưởng, vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức…
0.50
Trách nhiệm:
– Trau dồi đạo đức, lối sống….
0,50
– Tích cực học tập nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
0,50
– Luôn nỗ lực để tự hoàn thiện bản thân.
0,50
Liên hệ bản thân…
0,50
3.
(5,0đ)
Trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Nêu được thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
0,50
Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
– Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy Nhà nước, tham gia thảo luận góp ý các vấn đề chung…
0,50
– Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế:
+ Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số, luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng…
0,50
+ Để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên tiến kịp trình độ chung của cả nước Nhà nước đã tạo cơ hội và ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp…
0,50
– Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình, được giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc…
0,50
+ Được bình đẳng trong việc hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà, bình đẳng về cơ hội học tập…
0.50
Lấy được ví dụ.
1,0
Ý nghĩa: Là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc…
0.50
Liên hệ trách nhiệm công dân…
0,50
4.
(3,0đ)
Sau khi giáo viên bộ môn công bố danh sách học sinh được tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12, Linh nói: “Tại sao các bạn đó được tham dự còn mình thì không, thật là bất bình đẳng”.
Em có đồng ý với ý kiến của Linh không? Vì sao?
Không đồng ý
0,50
Giải thích được:
– Đây không phải là biểu hiện của bất bình đẳng.
0,50
– Pháp luật quy định: bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân.
0,50
– Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
1,0
– Những học sinh đó có đủ khả năng hơn các bạn còn lại nên được tham dự kỳ thi… là phù hợp với quy định.
0,50
5.
(3,0đ)
Hưởng ứng tháng An toàn giao thông năm 2012, sau hai tuần ra quân, lực lượng cảnh sát giao thông thành phố Vinh đã lập biên bản xử lý 891 phương tiện, tạm giữ 58 phương tiện với tổng số tiền xử phạt trên 775 triệu đồng.
(Theo số liệu Ban ATGT công an thành phố Vinh)
1. Việc cảnh sát giao thông xử lí vi phạm là biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật? Trình bày hiểu biết của em về hình thức thực hiện pháp luật đó.
2. Học sinh cần phải có trách nhiệm như thế nào khi tham gia giao thông?
1,
(2,0đ)
– Việc cảnh sát giao thông xử lí vi phạm là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật.
0,50
Áp dụng pháp luật:
– Các cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
0,50
Có hai trường hợp:
– Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
0.50
– Cơ quan Nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.
0,50
2,
(1,0đ)
Trách nhiệm học sinh:
– Hiểu, chấp hành tốt Luật Giao thông …
– Lên án những hành vi vi phạm.., tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền…
1.0
Câu 1 (5.0 điểm).
Em hiểu như thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Có mấy loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Đó là những loại nào? Cho các ví dụ để minh họa?
Câu 2 (5.0 điểm).
Em hãy cho biết: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Nêu nội dung của các quyền đó? Công dân phải làm những gì để thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản?
Câu 3 (4.0điểm).
An 16 tuổi cùng với bố, cả hai người đều lái xe máy đi ngược đường một chiều. Khi bị cảnh sát giao thông phạt, bố bạn An không chịu nộp tiền phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn An mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết lái xe đi theo ông nên không đáng bị phạt.
Câu hỏi:
1 – Theo em, lí do bố bạn An đưa ra có xác đáng không? Cảnh sát giao thông phạt hai bố con An là đúng hay sai? Bạn An có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình không?
2 – Theo em, trong tình huống trên, hai bố con bạn An có lỗi không? Vì sao?
3 – Hai bố con bạn An phải chịu trách nhiệm trước ai? Họ chưa gây ra tai nạn, họ chưa phải bồi thường cho ai, vậy cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để phạt tiền họ? Việc phạt ấy có ý nghĩa gì?
4 – Em hãy chỉ ra các vi phạm của An và bố của bạn ấy. Với các vi phạm của mỗi người, họ phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào?
Câu 4 (3.0 điểm).
Chị Hà bị Giám đốc công ty kỷ luật với hình thức “chuyển công tác khác”. Vì cho rằng quyết định kỷ luật của Giám đốc với chị là sai pháp luậ tcho nên chị đã làm đơn khiếu nại và trực tiếp gửi đơn tới Ủy ban nhân dân tỉnh, người cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không nhận hồ sơ và giải thích đơn của chị gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh là không đúng pháp luật. Chị Hà ấm ức lắm, vì cho rằng trong trường hợp này chị gửi đơn khiếu nại như vậy là đúng.
Câu hỏi:
1 – Theo em, trong trường hợp này, chị Hà làm đơn gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh là đúng hay sai pháp luật?
2 – Theo pháp luật khiếu nại và tố cáo, chị Hà phải làm gì để thực hiện quyền công dân của mình?
Câu 5 (3.0 điểm).
Nguyễn Văn Ba 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, Ba có ý định đi cướp xe máy. Ba tìm được một người quen là Trần Văn Hạnh 17 tuổi, bỏ học, lang thang ở bến xe và cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng và dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật giám định 70%).
Căn cứ vào hành vi phạm tội của Ba và Hạnh là tội phạm có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho nạn nhân. Tòa án đã xử tên Nguyễn văn Ba án tù chung thân, Trần Văn Hạnh 17 năm tù. Gia đình Ba cho rằng tòa xử như vậy là không công bằng vì cả hai tên cùng thực hiện một hành vi thực hiện vụ cướp.
Câu hỏi:
Theo em, thắc mắc của gia đình Ba là đúng hay sai? Vì sao?
ĐÁP ÁN
CÂU 1
Ý 1
Em hiểu thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?
* Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Có 3 dấu hiệu vi phạm pháp luật: + Là hành vi trái pháp luật;
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
+ Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
* Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Ý 2
Có 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
– Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở chỗ người đó phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội (14 đến dưới 18 tuổi lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu.
– Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do cố ý; Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra.
– Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.
– Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước … do pháp luật hành chính, lao động bảo vệ. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.
Ý 3
Cho các ví dụ minh họa.
Các ví dụ về 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
CÂU 2
Ý 1
Khái niệm, nội dung của 3 quyền:
* Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt nếu như không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
– Nội dung: Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam giữ người thì cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải tuân theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
* Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
– Nội dung:
+ Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Pháp luật quy định không ai được đánh người, nghiêm cấm hành vi xâm phạm tới tính mạng của người khác như: Giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
+ Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác.
* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
– Nội dung:
+ Cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.
+ Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật cho phép mới được khám xét chỗ ở của người khác, tuy nhiên cũng không được khám xét tùy tiện mà phải tuân theo những trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Ý 2
Trách nhiệm của công dân:
– Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được các quyền tự do cơ bản của mình, biết phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ mình, người xung quanh.
– Biết phê phán, đấu tranh trước những việc làm sai trái vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.
– Tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám xét chỗ ở trong trường hợp được pháp luật cho phép.
– Tự rèn luyện, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để sống văn minh tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật của nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
CÂU 3
Học sinh trả lời đúng 4 ý, mỗi ý 1 điểm.
Ý 1
– Lí do bố An đưa ra là không xác đáng.
– Vì cả hai bố con An đều tham gia giao thông nên phải biết và nắm được Luật
Giao thông, trong đó có quy định về đường một chiều.
– Cảnh sát giao thông phạt hai bố con An là đúng.
– An có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì đã 16 tuổi
Ý 2
– Trong tình huống trên, cả hai bố con An đều có lỗi.
– Vì họ đều biết rằng đi vào đường một chiều là sai, có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bản thân và cho người khác cùng tham gia giao thông song họ vẫn đi vào.
Ý 3
– Hai bố con bạn An phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Cảnh sát giao thông với thẩm quyền được giao, nhân danh pháp luật và quyền lực nhà nước, căn cứ vào các quy định của pháp luật và quyền lực nhà nước, căn cứ vào các quy định của Luật giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ để phạt hai bố con bạn An.
– Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn An tức là buộc hai bố con An phải chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình , đồng thời qua đó, giáo dục bố con An và những người khác phải có ý thức chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh.
Ý 4
– Bố của An đi xe máy vào đường ngược chiều cho nên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó.
– Bạn An cũng đi xe máy vào đường ngược chiều nên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó. Bên cạnh đó, nếu xe máy của An điều khiển có dung tích xi lanh trên 50 cm3 thì An còn phải chịu thêm một trách nhiệm pháp lí về hành vi này.
– Căn cứ vào những vi phạm của hai bố con bạn An thì họ phải chịu trách nhiệm hành chính.
CÂU 4
Học sinh trả lời được 2 ý đúng, mỗi ý 1.5 điểm
1- Chị Hà gửi đơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh là không đúng trình tự giải quyết khiếu nại.
2- Trong trường hợp này, chị Hà cần gửi đơn khiếu nại đến chính người Giám đốc Công ty đã ra quyết định kỷ luật chị. Chỉ khi nào chị Hà không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Giám đốc thì chị mới gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của Giám đốc cơ quan chị
CÂU 5
Học sinh nêu được:
– Thắc mắc của gia đình Ba là sai.
– Vì: Ba phải chịu hình phạt nặng hơn vì Ba đã thành niên, đủ tuổi để hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Hình phạt dành cho Hạnh nhẹ hơn vì Hạnh ở tuổi vị thành niên, hình phạt dành cho hạnh như vậy là công bằng theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự.
Câu 1. (2.0 điểm)
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Em hãy cho biết câu tục ngữ trên nói lên điều gì?
Học sinh cần làm gì đểphát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc?
Câu 2. (2,0 điểm)
Hãy cho biết Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào?
Câu 3. (3,5 điểm)
Trình bày mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số?
Câu 4. (4 điểm)
Hãy phân tích các đặc trưng của pháp luật. Theo em, nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Câu 5. (5,5 điểm)
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Là công dân, học sinh cần phải có trách nhiệm gì để thực hiện tốt quyền này?
Câu 6. (3 điểm)
Bài tập tình huống: Sơn và An chơi thân với nhau. Một hôm Sơn bị mất chiếc điện thoại di động đắt tiền, Sơn nghi ngờ An lấy cắp và đem chuyện nói với bố mình vốn là công an xã. Bố của Sơn tìm đến nhà An nhưng không gặp. Ông bực tức bỏ về và bắt gặp An ở chợ cùng với các bạn. Đang trong cơn phẫn nộ ông mắng nhiếc An thậm tệ, rồi bắt cậu đưa về trụ sở công an xã.
Hỏi:
1. Bố bạn Sơn có hành động nào xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của An không? Vì sao?
2. Đối với hành vi của bố Sơn, pháp luật nước ta quy định xử phạt như thế nào?
ĐÁP ÁN
CÂU 1
* Ý nghĩa: Nói lên lòng nhân ái , sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn , lúc khó khăn…. Đạo lí nhường nhịn , đùm bọc nhau đã là tình cảm của con người Việt Nam và trở thành hành vi ứng xử hàng ngày của người Việt Nam qua các thế hệ .
* Phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần:
– Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ ,ông bà; biết quan tâm , chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu.
– Quan tâm , chia sẻ ,nhường nhịn với những người xung quanh, trước hết là những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng .
– Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn ; tích cực tham gia các hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa…
– Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước , với dân tộc.
CÂU 2
* Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
– Một là , chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự , an toàn xã hội
+ Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị , an toàn xã hội;
+ Tạo điều kiện hòa bình ổn định để xây dựng thành công CNXH.
– Hai là,chức năng tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do,dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế.
+ Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục,khoa học-công nghệ.
+ Tổ chức xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội
+ Xây xựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng phục vụ lợi ích của nhân dân.
CÂU 3
Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số.
– Mục tiêu: tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định quy mô , cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí , nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
– Phương hướng : ( HS lấy VD)
+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí của Nhà nước…
+ Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền , giáo dục dân số…
+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân…
+ Nhà nước đầu tư đúng mức , tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; thực hiện xã hội hóa công tác dân số…
* Trách nhiệm của công dân:
– Chấp hành chính sách dân số , pháp luật về dân số.
– Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành , đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số…
CÂU 4
* Các đặc trưng cơ bản của pháp luật:
– Pháp luật có tính quy phạm phổ biến : ( lấy VD và phân tích) Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung , được áp dụng nhiều lần , ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…
– Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung: ( lấy VD và phân tích)
Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện , bắt buộc đối với mọi tổ chức , cá nhân ,bất kì ai cũng phải thực hiện , bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật…
– Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức (lấy VD và phân tích)
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật, được quy định rõ ràng , chặt chẽ trong từng điều khoản; thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật… Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành và không được trái với Hiến pháp.
* Nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó có các quy tắc xử sự chung, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực.
– Nội quy nhà trường do Ban giám hiệu ban hành có giá trị bắt buộc thực hiện đối với HS,GV thuộc phạm vi nhà trường nhưng không phải văn bản quy phạm pháp luật .
– Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là sự thỏa thuận cam kết thi hành của những người tự nguyện gia nhập tổ chức đoàn, không phải văn bản quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhà nước.
CÂU 5
* Khái niệm: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án , quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát , trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
– Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt giam ,giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc nghi ngờ thiếu căn cứ. Tự tiện bắt giam giữ người là hành vi trái pháp luật , phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
– Để giữ gìn trật tự, an ninh ,để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì trong một số trường hợp thật cần thiết mà pháp luật quy định mới được tiến hành bắt và giam giữ người , nhưng phải theo đúng
trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Pháp luật quy định ba trường hợp được phép bắt người như sau:
+ Trường hợp 1: Viện kiểm sát, tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can , bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội , cũng như khi cần bảo đảm thi hành án.
+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi có một trong ba căn cứ sau đây:
. Khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
. Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
. Khi thấy dấu vết của tội phạm ở người ( lưu lại trên thân thể , quần áo…) hoặc tại chỗ ở của người ( công cụ , phương tiện tội phạm) bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngươi đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
+ Trường hợp 3 : Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an , Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
* Trách nhiệm của công dân-học sinh:
– Công dân cần phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật để tự bảo vệ mình và những người xung quanh .
– Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
– Công dân cần tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành các quyết định bắt người , khám xét trong những trường hợp pháp luật cho phép.
– Công dân tự rèn luyện , nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
CÂU 6
Bài tập tình huống:
1. Hành động của bố bạn Sơn đã xâm phạm đến quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của An.
Vì: – Bố của Sơn chưa có căn cứ kết luận chính xác là An ăn cắp điện thoại nhưng ông vẫn mắng nhiếc cậu giữa chợ và bắt cậu về đồn như kẻ ăn cắp trước mặt bạn của An và những người ở chợ .
– Hành vi đó của bố bạn Sơn đã làm thiệt hại đến danh dự ,uy tín của An và đã vi phạm pháp luật.
2. Đối với hành vi của bố bạn Sơn, pháp luật nước ta quy định tại điều 121-Bộ luật Hình sự năm1999: “ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm ,danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm
Câu 1 (4,0 điểm).
Giả sử: Trên thị trường bánh kẹo hiện nay có rất nhiều người cùng tham gia sản xuất và kinh doanh. Nếu em là một trong những người chủ sản xuất và kinh doanh đó thì em sẽ phải làm gì để đảm bảo thành công?
Câu 2 (5,5 điểm).
Để góp phần xây dựng, định hướng lí tưởng sống cho thế hệ trẻ, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp – sống có ích”.
Là chủ nhân tương lai của đất nước em có suy nghĩ gì về nội dung trên?
Câu 3 (5,0 điểm).
Trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 4 (5,5 điểm).
Sau khi giáo viên bộ môn công bố danh sách học sinh được tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12, Linh nói: “Tại sao các bạn đó được tham dự còn mình thì không, thật là bất bình đẳng”.
1. Em có đồng ý với ý kiến của Linh không? Vì sao?
2. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
1.
(4,0đ)
Giả sử: Trên thị trường bánh kẹo hiện nay có rất nhiều người cùng tham gia sản xuất và kinh doanh. Nếu em là một trong những người chủ sản xuất và kinh doanh đó thì em sẽ phải làm gì để đảm bảo thành công?
Nêu được khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
0,50
Cùng một hàng hóa cung cấp ra thị trường, khi có nhiều người cùng tham gia sản xuất kinh doanh ngành đó tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh.
1.0
Trong trường hợp trên để thành công cần phải:
– Đưa ra các chiến lược thích hợp và kịp thời trong đó chủ yếu là hạ thấp chi phí sản xuất cá biệt của hàng hóa.
1.0
– Hạ giá thành sản phẩm, cải tiến khoa học kỹ thuật …
0,50
– Quảng bá thương hiệu…
0,50
– Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm…
0,50
2.
(5,5đ)
Để góp phần xây dựng, định hướng lí tưởng sống cho thế hệ trẻ, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp – sống có ích”.
Là chủ nhân tương lai của đất nước em có suy nghĩ gì về nội dung trên?
Quan niệm về sống đẹp – sống có ích:
– Sống đẹp: Là sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ.
0,25
– Sống có ích: Là sống vươn lên đáp ứng lợi ích chính đáng, hợp pháp của bản thân, gia đình, xã hội.
0,25
– Sống đẹp – sống có ích là sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, làm những việc có ích cho cuộc sống cộng đồng.
0,25
– Sống đẹp là sống có ích, sống có ích là sống đẹp.
0.25
Thực trạng:
– Sống đẹp – sống có ích là lối sống phổ biến của thanh niên hiện nay.
0.50
+ Có tinh thần yêu nước, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn.
0.25
+ Có lối sống lành mạnh, văn minh; thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qui ước của cộng đồng.
0.25
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ, tích cực tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng..
0.25
Sống đẹp – sống có ích được xã hội kính trọng, là lối sống mà thế hệ trẻ đang nỗ lực phấn đấu…
0,25
– Một bộ phận nhỏ còn có lối sống “chưa đẹp”: Sống không có lý tưởng, vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức…
0.50
Trách nhiệm:
– Trau dồi đạo đức, lối sống….
0,50
– Tích cực học tập nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
0,50
– Luôn nỗ lực để tự hoàn thiện bản thân.
0,50
Liên hệ bản thân…
1,0
3.
(5,0đ)
Trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Nêu được thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
0,50
Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
– Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy Nhà nước, tham gia thảo luận góp ý các vấn đề chung…
0,50
– Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế:
+ Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số, luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng…
0,50
+ Để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên tiến kịp trình độ chung của cả nước Nhà nước đã tạo cơ hội và ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp…
0,50
– Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình, được giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc…
0,50
+ Được bình đẳng trong việc hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà, bình đẳng về cơ hội học tập…
0.50
Lấy được ví dụ.
1,0
Ý nghĩa: Là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc…
0.50
Liên hệ trách nhiệm công dân…
0,50
4.
(5,5đ)
Sau khi giáo viên bộ môn công bố danh sách học sinh được tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12, Linh nói: “Tại sao các bạn đó được tham dự còn mình thì không, thật là bất bình đẳng”.
1. Em có đồng ý với ý kiến của Linh không? Vì sao?
2. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Không đồng ý
0,50
Giải thích được:
– Đây không phải là biểu hiện của bất bình đẳng.
0,50
– Pháp luật quy định: bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân.
0.50
– Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
1.0
– Những học sinh đó có đủ khả năng hơn các bạn còn lại nên được tham dự kỳ thi… là phù hợp với quy định.
0,50
Trách nhiệm của nhà nước:
– Nhà nước quy định rõ trong Hiến pháp và luật về những quyền và nghĩa vụ của công dân.
0,50
– Nhà nước tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
0,50
– Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội.
0,50
– Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, Nhà nước và xã hội.
0,50
Liên hệ trách nhiệm bản thân…
0,50
Câu 1 (3,0 điểm).
Giả sử: Điều tra sơ bộ về cầu lượng dầu ăn trong dịp tết Nguyên đán năm 2012 của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An là 21 nghìn lít. Trong đó: hãng dầu ăn Đậu nành cung cấp là 4,5 nghìn lít, hãng Tràng An cung cấp 3,3 nghìn lít, hãng Chin – su cung cấp 3,7 nghìn lít và các hãng dầu ăn khác cung cấp 6,5 nghìn lít.
- Theo em, số liệu trên phản ánh điều gì?
b. Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp trên em sẽ vận dụng như thế nào?
Câu 2 (5.0 điểm).
“Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
(Trích: Điều 102, Bộ luật hình sự năm 1999)
Hỏi: a. Theo em, hành vi vi phạm pháp luật trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
b. Hãy trình bày hiểu biết của mình về loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí đó?
Câu 3 (4,5 điểm).
Trường THPT Dân tộc Nội trú A tổ chức buổi ngoại khoá với chủ đề: “Văn hoá dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập”
Em hãy trình bày tham luận của mình về chủ đề trên.
Câu 4 (4,5 điểm).
Tình huống: Xuân và Mai là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường Đại học Ngoại thương. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. Xuân đã đậu nguyện vọng 1, còn Mai thì không vì Xuân là người dân tộc thiểu số.
Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không? Vì sao?
Câu 5 (3,0 điểm).
Khi nghe tin cô giáo chọn An đi thi học sinh giỏi tỉnh môn Giáo dục công dân, Hoàng đã nói với An: “Bạn đi thi môn Giáo dục công dân làm gì, tớ thấy môn ấy không thiết thực gì cả”.
Quan điểm của em như thế nào về ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1.
( 3,0 đ)
Giả sử: Điều tra sơ bộ về cầu lượng dầu ăn trong dịp tết Nguyên đán năm 2012 của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An là 21 nghìn lít. Trong đó: hãng dầu ăn Đậu nành cung cấp là 4,5 nghìn lít; hãng Tràng An cung cấp 3,3 nghìn lít; hãng Chin- su cung cấp 3,7 nghìn lít và các hãng dầu ăn khác cung cấp 6,5 nghìn lít.
- Theo em, số liệu trên phản ánh điều gì?
b. Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp trên em sẽ vận dụng như thế nào?
- Số liệu trên phản ánh:
+ Số lượng cầu: 21 nghìn lít
0,5
+ Số lượng cung : 18 nghìn lít
0,5
+ Căn cứ vào số liệu trên thì cung < cầu , suy ra giá cả > giá trị.
0,5
b. Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp trên em sẽ : Mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
1,0
Giải thích: Vì cung < cầu, giá cả > giá trị nên mở rộng sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
0,5
Câu 2.
( 5.0 đ)
“ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm” .
(Trích: Điều 102, Bộ luật hình sự năm 1999)
Hỏi : a. Theo em, hành vi vi phạm pháp luật trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
b. Hãy trình bày hiểu biết của mình về loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trên?
a. Hành vi vi phạm pháp luật trên thuộc loại vi phạm hình sự.
1,0
b. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và được qui định trong Bộ luật hình sự
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người đó phải chấp hành hình phạt theo qui định của Toà án.
Người từ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm.
Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội (14 đến dưới 18 tuổi) được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích.
1.0
0.75
0.75
0.75
0,75
Câu 3.
( 4,5 đ)
Trường THPT Dân tộc Nội trú A tổ chức buổi ngoại khoá với chủ đề: “Văn hoá dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập”
Em hãy trình bày tham luận của mình về chủ đề trên?
Đảm bảo hình thức
0,5
Vài nét về văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập
Có sự đan xen văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại.
0,5
Một bộ phận thanh thiếu niên có xu hướng coi nhẹ văn hoá truyền thống…
0,5
Chính sách của Đảng, nhà nước.
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các dân tộc thiểu số được gìn giữ phát huy những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình…
Bình đẳng văn hoá giữa các dân tộc.
0,5
0,5
0,5
Các hành động thiết thực bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương…
1.0
Liên hệ…
0,5
Câu 4
(4,5 đ)
Tình huống: Xuân và Mai là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường Đại học Ngoại thương. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. Xuân đã đậu nguyện vọng 1, còn Mai thì không vì Xuân là người dân tộc thiểu số.
Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không? Vì sao?
– Không trái quy định của pháp luật
0,5
– Nêu được khái niệm: Bình đẳng trước PL có nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc , tôn giáo , thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
1,0
– Bình đẳng trước PL có nghĩa là trong những điều kiện hoàn cảnh như nhau công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
1,0
– Bạn Xuân là người dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng được ưu tiên. Theo quy định tại điều 7 quy chế tuyển sinh Đại học và cao đẳng về chính sách ưu tiên : Công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thuộc nhóm ưu tiên 1.
1,0
– Bạn Mai không phải là người dân tộc thiểu số nên không được cộng điểm ưu tiên.
0,5
Ý nghĩa : Con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa để khắc phục sự chênh lệch, rút ngăn khoảng cách,….tạo điều kiện để phát triển nên Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên. Mục đích tạo khối đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau….tiến kịp trình độ chung cả nước.
0,5
Câu 5.
( 3,0 đ)
Khi nghe tin cô giáo chọn An đi thi học sinh giỏi Tỉnh môn Giáo dục công dân, Hoàng đã nói với An: “Bạn đi thi môn Giáo dục công dân làm gì, tớ thấy môn ấy không thiết thực gì cả”.
Quan điểm của em như thế nào về ý kiến trên?
Không đồng ý
0,5
Vai trò, tầm quan trọng của bộ môn: trang bị kiến thức cơ bản về TGQ, PPL , kiến thức về đạo đức, kinh tế, chính trị, pháp luật…
0.5
Thực trạng.
+ Đa số học sinh yêu thích bộ môn, có ý thức học tập môn GDCD.
+ Một số học sinh không thích học thậm chí có thái độ coi thường bộ môn…
– Nguyên nhân
+ Một số kiến thức khó và khô khan…
+ Không thi tốt nghiệp, thi đại học…
+ Một số giáo viên và học sinh chưa say mê với việc dạy và học.
0,5
1,0
– Liên hệ bản thân: Đi thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân không những là vinh dự mà còn là trách nhiệm của học sinh…
0.5
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn GDCD 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lương Văn Can. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi chọn HSG môn GDCD 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Kim Đồng
Chúc các em học tập tốt!
Tôi là Minh Khánh Chuyên Viên Tư Vấn Tín Dụng Tại dichvuthetindung.vn. Với vai trò là một chuyên gia về lĩnh vực thẻ tín dụng và trong những chia sẻ của tôi qua các bài Blog. Hy vọng sẽ đem lại những kiến thức tốt nhất cho các bạn. Nếu có thắc mắc hay những câu hỏi, các bạn đừng ngần ngại comment hoặc gọi trực tiếp cho tôi tại đây nhé!