Video lý 12 dòng điện xoay chiều

Dưới đây là phần tổng hợp kiến thức, công thức, lý thuyết Vật Lí lớp 12 Chương 3: Dòng điện xoay chiều ngắn gọn, chi tiết. Hi vọng tài liệu Lý thuyết Vật Lí lớp 12 theo chương này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức môn Vật Lí lớp 12.

Mục lục Tổng hợp Lý thuyết Chương 3: Dòng điện xoay chiều

  • Lý thuyết Đại cương về dòng điện xoay chiều
  • Lý thuyết Các mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử
  • Lý thuyết Mạch có R, L , C mắc nối tiếp
  • Lý thuyết Công suất điện tiêu thụ của mạch xoay chiều. Hệ số công suất
  • Lý thuyết Truyền tải điện năng máy biến áp
  • Lý thuyết Máy phát điện xoay chiều
  • Lý thuyết Động cơ không đồng bộ ba pha

Lý thuyết Đại cương về dòng điện xoay chiều

Bài giảng: Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều – Cô Trần Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

I) Dòng điện xoay chiều:

Khái niệm: là dòng điện có cường độ là hàm số sin hoặc cos của thời gian.

i = I0 cos(ωt + φ)

Những đại lượng đặc trưng:

i : cường độ dòng điện tức thời.

I0: cường độ dòng điện cực đại.

ω: tần số góc w = 2π/T = 2πf

ωt + φ: pha dao động của i

φ: pha ban đầu của i

I = I0/√2 : cường độ dòng điện hiệu dụng. Ý nghĩa: nếu thay dòng điện xoay chiều có cường độ dòng điện cực đại là I0 bằng một dòng điện không đổi, để tác dụng của 2 dòng điện này là như nhau (công suất như nhau) thì dòng một chiều phải có cường độ là I.

Khi tính toán, đo lường, … các đại lượng của mạch điện xoay chiều, người ta chủ yếu tính hoặc đo các giá trị hiệu dụng.

II) Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.

Nguyên tắc: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi cho khung dây có N vòng dây, có diện tích S, quay đều quanh trục của nó với tốc độ góc ω, trong một từ trường đều B→, có phương vuông vuông góc với trục quay. Tại thời điểm ban đầu góc giữa B→ và vec tơ pháp tuyến n→ của mặt phẳng khung dây là φ

Tại thời điểm t, từ thông qua cuộn dây:

ф = NBScos⁡α = NBS cos⁡(ωt + φ)

Khi đó trong mạch xuất hiện một suất điện động cảm ứng:

Nếu cuộn dây khép kín có điện trở R thì cường độ dòng cảm ứng trong mạch là:

Đây là dòng điện xoay chiều.

Lý thuyết Các mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử

Bài giảng: Bài 13: Các mạch điện xoay chiều – Cô Trần Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

Nếu cường độ dòng điện xoay chiều trong mạch có dạng i = I0cos⁡(ωt)

Thì điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u = U0cos⁡(ωt + φ)

φ là độ lệch pha giữa u và i:

→ u,i có cùng tần số góc, chỉ cần đi tìm mối quan hệ giữa biên độ và độ lệch pha φ.

Bảng so sáng các mạch điện chứa các phần tử khác nhau

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

  • Chủ đề: Đại cương về dòng điện xoay chiều

  • Chủ đề: Mạch điện xoay chiều chỉ có 1 phần tử

  • Chủ đề: Mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp

  • Chủ đề: Công suất của mạch điện xoay chiều

  • Chủ đề: Mạch điện xoay chiều có R, L, C, f, ω thay đổi

  • Chủ đề: Phương pháp giản đồ vectơ trong dòng điện xoay chiều

  • Chủ đề: Máy phát điện – Máy biến áp – Truyền tải điện năng

Săn SALE shopee tháng 9:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3