Tóm tắt lý thuyết Tin học 7 Bài 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Tin 7 Bài 4.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

  • (Kết nối tri thức) Lý thuyết Tin 7 Bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet

    Xem chi tiết

  • (Chân trời sáng tạo) Lý thuyết Tin 7 Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính

    Xem chi tiết

  • (Cánh diều) Lý thuyết Tin 7 Bài 4: Một số chức năng của hệ điều hành

    Xem chi tiết

  • (Cánh diều) Lý thuyết Tin 7 Bài 4: Định dạng hiển thị dữ liệu số

    Xem chi tiết

  • (Cánh diều) Lý thuyết Tin 7 Bài 4: Sắp xếp nổi bọt

    Xem chi tiết

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 7 cả ba sách hay khác:

  • Lý thuyết Tin học 7 Bài 5 (cả ba sách)
  • Lý thuyết Tin học 7 Bài 6 (cả ba sách)
  • Lý thuyết Tin học 7 Bài 7 (cả ba sách)
  • Lý thuyết Tin học 7 Bài 8 (cả ba sách)
  • Lý thuyết Tin học 7 Bài 9 (cả ba sách)

Lưu trữ: Tóm tắt lý thuyết Tin học 7 Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán (sách cũ)

• Nội dung chính:

– Ưu điểm của việc sử dụng hàm

– Nhập hàm để tính toán

– Một số hàm đơn giản

1. Hàm trong chương trình bảng tính

• Khái niệm hàm:

Hàm là các công thức được định nghĩa sẵn từ trước, dùng dữ liệu cụ thể để tính toán.

• Ưu điểm khi dùng hàm:

+ Dùng hàm giúp cho việc tính toán dễ dàng hơn.

+ Tiết kiệm thời gian và tránh được những sai sót khi phải tự viết công thức.

+ Có thể sử dụng địa chỉ ô để tính toán.

Vd: tính trung bình cộng của 3 số

+ theo công thức: = (2 + 4 + 6)/3

+ theo hàm: =AVERAGE(2,4,6) hoặc =AVERAGE(A1,A2,A3) như ảnh dưới.

2. Cách sử dụng hàm

• Cú pháp của hàm:

– Phần 1: tên hàm( vd: AVERAGE, SUM, MIN,..)

– Phần 2: các biến. các biến được liệt kê trong dấu “( )” và cách nhau bởi dấu “,”.

• Đối số của hàm:

– Là các biến, biến ở đây có thể là 1 số, 1 địa chỉ ô, hay 1 khối.

– Số lượng đối số( biến) này phụ thuộc theo từng hàm khác nhau.

• Sử dụng:

– B1: chọn ô cần nhập và nháy đúp

– B2: gõ dấu =

– B3: gõ hàm theo cú pháp chuẩn, đầy đủ tên hàm và biến

– B4: nhấn phím Enter

3. Một số hàm thường dùng

a. Hàm tính tổng

– Tên hàm: SUM

– Ý nghĩa: dùng để tính tổng cho 1 dãy các số.

– Cú pháp: =SUM(a,b,c…..).

– Ví dụ:

+, =SUM(15,24,45) tính tổng 3 số 15, 24, 45 dựa trên giá trị số cụ thể.

+, =SUM(A1,A2,A3) tính tổng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, =SUM(A1:A3) tính tổng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.

Kết quả: 12

b. Hàm tính trung bình cộng

– Tên hàm: AVERAGE

– Ý nghĩa: tính trung bình cộng của 1 dãy các số.

– Cú pháp: AVERAGE(a,b,c,…)

– Ví dụ:

+, =AVERAGE(2,4,6) tính trung bình cộng 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể.

+, =AVERAGE(A1,A2,A3) tính trung bình cộng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, =AVERAGE(A1:A3) tính trung bình cộng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.

c. Hàm xác định giá trị lơn nhất

– Tên hàm: MAX

– Ý nghĩa: xác định số lớn nhất trong 1 dãy các số.

– Cú pháp: MAX(a,b,c,…)

– Ví dụ:

+, =MAX(2,4,6) xác định số lớn nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 6

+, = MAX (A1,A2,A3) xác định số lớn nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, =MAX(A1:A3) xác định số lớn nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 6 ( địa chỉ ô là A3)

d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

– Tên hàm: MIN

– Ý nghĩa: xác định số nhỏ nhất trong 1 dãy các số.

– Cú pháp: MIN(a,b,c,…)

– Ví dụ:

+, = MIN (2,4,6) xác định số nhỏ nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 2

+, = MIN (A1,A2,A3) xác định số nhỏ nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, = MIN (A1:A3) xác định số nhỏ nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 2 ( địa chỉ ô là A1)

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3